CHỈ SỐ TDS LÀ GÌ? CÁCH GIẢM TDS TRONG NƯỚC HIỆU QUẢ

 Chỉ số TDS là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước và xác định xem có an toàn cho sức khỏe người sử dụng hay không. Ngoài ra, đây cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các quá trình xử lý nước như lọc nước hoặc khử trùng. Trong bài viết này, Lọc Nước Gia Đình sẽ gửi đến bạn thông tin chi tiết về chỉ số TDS là gì, tại sao cần xác định chỉ số TDS trong nước và cách làm giảm TDS trong nước hiệu quả nhất hiện nay. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

CHỈ SỐ TDS CỦA NƯỚC LÀ GÌ?

 Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) là một chỉ số đo lường tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước, bao gồm các chất khoáng, muối, kim loại, chất hữu cơ và các chất không hòa tan khác như Canxi. Clorua, Kali, Magie, Natri, các Anion Cacbonat, Bicarbonate, Sunfat... Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ an toàn của nguồn nước cũng như hiệu quả của các quy trình xử lý nước hoặc khử trùng.

 Chỉ số TDS có đơn vị đo thường dùng là ppm (part per million) hoặc mg/l (milligram/litter): 1 ppm = 1mg/l

 Các chất rắn hòa tan thường có trong nguồn nước tự nhiên, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp, các loại hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước, rỉ sét từ đường ống dẫn nước. Nước có chỉ số TDS cao thường có mùi vị khác với nước uống thông thường, hoặc có độ đục cao, nhiều trầm tích.

 Nước có chỉ số TDS cao có thể gây ra những tác động không mong muốn cho sức khỏe con người nếu sử dụng trong thời gian dài. Hoặc gây ra các bệnh lý như sỏi thận, tắc nghẽn động mạch và tĩnh mạch, ung thư... Nước có độ TDS cao có thể làm thay đổi thành phần trong thuốc, làm cho nước lâu sôi, làm thay đổi mùi vị của thức ăn, nếu sử dụng để giặt quần áo sẽ làm cho quần áo cứng và nhanh mục hơn.

 Chúng ta có thể đo được chỉ số TDS bằng cách sử dụng bộ đo TDS chuyên dụng hoặc bút thử TDS cầm tay để đo hàm lượng các chất hòa tan trong nước.

CHỈ SỐ TDS BAO NHIÊU PPM THÌ UỐNG ĐƯỢC?

 Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US EPA) và Việt Nam thì chỉ số TDS càng lớn thì chất rắn hòa tan trong nước càng nhiều. Chỉ số TDS tiêu chuẩn cho nước uống dưới 300 ppm là có thể uống được. Nhưng tốt nhất nên sử dụng nước uống có TDS từ 70 ppm trở xuống.

Các chỉ số TDS tiêu chuẩn của nước theo đơn vị đo ppm:

 ♦ Chỉ số TDS của nước tinh khiết: Nước có chỉ số TDS từ 5 ppm trở xuống thì được xem là nước tinh khiết, không chứa chất rắn hòa tan.

 ♦ Chỉ số TDS của nước uống trực tiếp: Từ 5 – 70 ppm. Trong đó nước có TDS từ 5 – 50 là nước uống lý tưởng.

 ♦ Chỉ số TDS của nước máy: Chỉ số TDS của nước máy có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn cung cấp nước và quá trình xử lý nước. Nước máy thông thường có chỉ số TDS dưới 170 ppm.

 ♦ Chỉ số TDS nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt phục vụ các nhu cầu tắm giặt, vệ sinh… phải có chỉ số TDS dưới 500 ppm. TDS cho nước uống phải dưới 300 ppm.

 ♦ Chỉ số TDS của nước suối, nước mạch ngầm: từ 50 – 170 ppm.

 ♦ Chỉ số TDS của nước cứng: Từ 170 – 300 ppm được coi là nước cứng ở mức nhẹ.

 ♦ Chỉ số TDS nước cứng cao: Từ 300 – 500 ppm, không nên sử dụng để phục vụ sinh hoạt.

 ♦ Nước ô nhiễm, nước lợ, nước mặn: Có chỉ số TDS trên 500 ppm, tuyệt đối không sử dụng.

 ♦ Chỉ số TDS của nước khoáng: Nước khoáng thường có TDS cao hơn nước máy và nước giếng khoan vì nó chứa nhiều khoáng chất, muối và các chất hữu cơ khác. Tùy vào nguồn gốc và thành phần của nước khoáng mà chỉ số TDS có thể dao động rất rộng từ vài trăm ppm đến vài ngàn ppm. Một số loại nước khoáng có TDS rất cao (trên 5000 ppm), được gọi là nước khoáng nặng. Tuy nhiên, TDS cao không đồng nghĩa với chất lượng nước tốt. Một số nước khoáng có TDS cao nhưng lại chứa các thành phần có thể gây hại cho sức khỏe con người. Vì vậy, để đánh giá chất lượng nước khoáng, ngoài TDS cần phải xem xét cả các thành phần khác như pH, hàm lượng các khoáng chất, vi sinh vật và nhiều chất khác…

 ♦ Chỉ số TDS nuôi cá, nuôi tép: Mức độ TDS trong nước có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tăng trưởng của các loại cá hoặc tép. Mức độ TDS thích hợp cho nuôi cá hoặc tép tùy thuộc vào mỗi loài, vì mỗi loại cá hoặc tép sẽ có yêu cầu về môi trường sống và khả năng thích nghi khác nhau. Tuy nhiên, TDS cho nước nuôi cá hoặc tép nên được giữ ở mức thấp từ 100-500 ppm.

 Bạn có thể xác định nguồn nước có sạch hay không dựa theo tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT gồm 109 chỉ tiêu về màu sắc, mùi vị, độ pH, độ kiềm, hàm lượng chất hữu cơ và chất vô cơ, mức nhiễm xạ, vi sinh vật… do Bộ Y Tế ban hành vào năm 2009.

 Bên cạnh đó còn có 21 chỉ tiêu lý hoá và 5 chỉ tiêu vi sinh theo tiêu chuẩn QCVN 06-1:2010/BYT được ban hành vào năm 2010.

CÁCH ĐO CHỈ SỐ TDS TRONG NƯỚC

 Chỉ số TDS không phải là nguyên nhân làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Việc xác định được chỉ số hàm lượng TDS trong nước sẽ giúp chúng ta tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm cho các nguồn nước và có phương án xử lý nước phù hợp, tiết kiệm. Không những thế, TDS còn đóng vai trò tạo môi trường thuận lợi cho các sinh vật phát triển nên được ứng dụng nhiều trong nuôi trồng thủy hải sản.

Để xác định hàm lượng TDS của nước, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:

 1. Xét nghiệm nước tại viện Paster hoặc Quatest 3: Đây là cách chính xác nhất để biết được chỉ số TDS trong nước. Ngoài ra bạn có thể xác định được các chỉ số khác dựa theo tiêu chuẩn QCVN-01 và QCVN-06, từ đó biết được nguồn nước tại gia đình mình có bị ô nhiễm hay không và có phương án xử lý phù hợp.

 2. Sử dụng bút thử chỉ số TDS: Đây là phương pháp đơn giản giúp xác định nhanh chỉ số TDS trong nước. Nguyên lý hoạt động của bút thử TDS là dựa vào độ dẫn điện của nguồn nước để xác định hàm lượng ion chất rắn cũng như các khoáng chất, kim loại có trong nước.

 3. Sử dụng máy điện phân: Thiết bị này có 2 điện cực bằng nhôm và 2 điện cực bằng sắt. Khi điện phân nước, mỗi cặp điện cực sẽ nhúng vào một ly. Dựa vào màu sắc của nước sau khi điện phân để xác định chỉ số TDS trong nước.

 Sử dụng bút thử TDS hoặc máy điện phân là phương pháp đơn giản chỉ giúp xác định được tổng hàm lượng chất rắn hòa tan chứ không xác định được các chỉ số khác. Hơn nữa, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo vì còn phụ thuộc vào chất lượng của thiết bị.

 Như đã nói, chỉ số TDS cao không đồng nghĩa với việc nước bị ô nhiễm và không sử dụng được. Cách tốt nhất là bạn nên đem nước đến xét nghiệm tại viện Paster hoặc Quatest 3 để có kết quả chính xác nhất.

CÁCH LÀM GIẢM TDS TRONG NƯỚC HIỆU QUẢ

 Có nhiều phương pháp giúp cải thiện chỉ số TDS có trong nước từ thủ công đến công nghiệp, ví dụ như:

 1. Phương pháp thủ công: Đun sôi, chưng cất, khử ion là những cách xử lý TDS trong nước đơn giản. Tuy nhiên hiệu quả mang lại không cao và tốn nhiều thời gian nên ít được sử dụng.

 2. Sử dụng máy lọc nước uống trực tiếp: Đây là cách làm giảm TDS trong nước hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Bạn có thể sử dụng máy lọc nước RO hoặc máy lọc nước Nano đều được. Các loại máy lọc nước sinh hoạt đều được trang bị hệ thống lõi lọc có khả năng loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn, virus, kim loại nặng, độ cứng, giảm TDS. Tùy vào tình trạng thực tế của nguồn nước mà máy lọc nước sẽ được trang bị hệ thống lõi lọc phù hợp. Ngoài ra, một số loại máy lọc nước hiện nay còn có màn hình hiển thị chỉ số TDS của nước sau lọc để bạn có thể yên tâm hơn.

 3. Sử dụng hệ thống lọc nước RO: Phương pháp này thường áp dụng cho những nguồn nước có chỉ số TDS cao trên 500 ppm do bị ô nhiễm nặng, nhiễm lợ hoặc nước mặn hay phục vụ nuôi trồng thủy hải sản, tưới cây… Hệ thống lọc nước RO thường có công suất lớn, có khả năng lọc sạch vi khuẩn, tạp chất, rong rêu, hóa chất, Asen, Amip, kim loại nặng… cho ra nước tinh khiết. Để sử dụng được cần bổ sung thêm một số loại khoáng chất.

 Một cách khác giúp cải thiện chỉ số TDS là thay lõi lọc nước định kỳ. Bởi lõi lọc nước hoạt động sau một thời gian sẽ hết công suất, giảm khả năng lọc sạch. Việc thay lõi lọc nước thường xuyên sẽ giúp nguồn nước nhà bạn luôn sạch và an toàn.

 Hiện tại, Lọc Nước Gia Đình đang phân phối các dòng máy lọc nước Nano, máy lọc nước RO nhập khẩu chính hãng từ Mỹ, cung cấp nước sạch uống trực tiếp tại vòi cho gia đình. Bạn có thể tham khảo qua Bảng Báo Giá Hệ Thống Lọc Nước Sinh Hoạt Gia Đình dưới đây nếu đang có ý định mua sắm máy lọc nước.

TÊN SẢN PHẨM BÁO GIÁ
Máy Lọc Nước Pentair Fibredyne CFBC-10 3 Lõi 9.200.000đ
Máy Lọc Nước Pentair CS-RO-400G 20.000.000đ
Máy Lọc Nước Pentair UF Xflow 4014S 11.800.000đ
Máy Lọc Nước Pentair Everpure 4FC-S 6.220.000đ
Máy Lọc Nước Nanoceram 5 in 3 Lõi 8.690.000đ
Máy Lọc Nước Nano Selecto QC-500 22.500.000đ
Hệ Thống Lọc Nước Giếng Khoan 28.300.000đ
Hệ Thống Lọc Tổng Pentair GE - Pro Elite 489.000.000đ

 Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp hệ thống lọc nước tổng sinh hoạt toàn ngôi nhà và máy nước nóng năng lượng mặt trời tấm phẳng nhập khẩu Châu Âu. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0937952286 để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

---

Tags: chỉ số tds của nước là gì, nước tinh khiết TDS bao nhiêu, chỉ số TDS bao nhiêu thì uống được, nước bao nhiêu PPM thì uống được, chỉ số tds của nước máy, chỉ số tds nước sinh hoạt, chỉ số tds bao nhiêu là uống được, chỉ số tds tiêu chuẩn, chỉ số tds nuôi cá, chỉ số tds nuôi tép, chỉ số tds của nước khoáng, cách làm giảm tds trong nước, cách đo tds trong nước, cách xử lý tds trong nước

Tin tức liên quan

SƠ ĐỒ CẤU TẠO HỆ THỐNG LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN

SƠ ĐỒ CẤU TẠO HỆ THỐNG LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN

Đăng ngày: 18/03/2023

Nước giếng khoan thường chứa đựng nhiều chất ô nhiễm như Sắt, Mangan, Clo, vi...

Xem thêm...
BÁO GIÁ HỆ THỐNG LỌC NƯỚC NHIỄM ĐÁ VÔI

BÁO GIÁ HỆ THỐNG LỌC NƯỚC NHIỄM ĐÁ VÔI

Đăng ngày: 29/06/2021

Nước nhiễm đá vôi còn được gọi là nước cứng, nghĩa là trong thành phần của...

Xem thêm...
7 KINH NGHIỆM MUA MÁY LỌC NƯỚC GIA ĐÌNH TỐT NHẤT

7 KINH NGHIỆM MUA MÁY LỌC NƯỚC GIA ĐÌNH TỐT NHẤT

Đăng ngày: 16/06/2021

Để lựa chọn được máy lọc nước cho gia đình không phải là điều đơn giản....

Xem thêm...
TOP 5 MÁY LỌC NƯỚC CHO MÁY LÀM ĐÁ TỐT HIỆN NAY

TOP 5 MÁY LỌC NƯỚC CHO MÁY LÀM ĐÁ TỐT HIỆN NAY

Đăng ngày: 15/09/2022

Bạn đang cần tìm bộ lọc nước cho máy làm đá viên? Để đảm bảo nước đá không...

Xem thêm...

Hotline

Facebook

Chat

Zalo